CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
(NTL) Chiều 15/12, UBND quận Nam Từ Liêm tổ chức Hội nghị giao ban công tác Tư pháp quý IV/2017 và triển khai công tác đánh giá tiếp cận pháp luật. Dự Hội nghị có lãnh đạo phòng Tư pháp quận, lãnh đạo UBND, cán bộ Tư pháp – Hộ tịch 10 phường.
(NTL) Chiều 15/12, UBND quận Nam Từ Liêm tổ chức Hội nghị giao ban công tác Tư pháp quý IV/2017 và triển khai công tác đánh giá tiếp cận pháp luật. Dự Hội nghị có lãnh đạo phòng Tư pháp quận, lãnh đạo UBND, cán bộ Tư pháp – Hộ tịch 10 phường.
Trong năm 2017, ngành Tư pháp quận đã hoàn thành các chỉ tiêu công tác Tư pháp đã đề ra, cụ thể: Đẩy mạnh công tác tập huấn cho tổ viên hòa giải cơ sở, nâng cao trình độ pháp luật hòa giải viên từ đó nâng cao tỷ lệ hòa giải thành đạt 89,7% (105/117 vụ việc); đổi mới hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, phối hợp với taND tổ chức tuyên truyền pháp luật thông qua xét xử lưu động; làm tốt công tác quản lý nhà nước về xây dựng văn bản, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính công tác Hộ tịch, Chứng thực, góp phần giữ gìn trật tự an toàn xã hội, đóng góp vào kết quả phát triển chung của quận.
Đặc biệt, công tác cải cách hành chính lĩnh vực tư pháp tiếp tục được quan tâm, thực hiện liên thông nhiều thủ tục hành chính rút ngắn thời gian giải quyết, tạo thuận lợi cho người dân.
Nhiệm vụ công tác năm 2018, ngành Tư pháp quận tập trung công tác cải cách hành chính, cải cách tư pháp theo nội dung Nghị quyết 49-NQ/TW và Kết luận số 92-KL/TW của Trung ương; thực hiện tốt nhiệm vụ công tác tư pháp theo Kế hoạch của UBND Thành phố; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành, thực hiện số hóa dữ liệu hộ tịch, xây dựng phần mềm quản lý vi phạm hành chính; tăng cường hướng dẫn nghiệp vụ công tác tư pháp tại cơ sở.
Tại Hội nghị, UBND quận cũng triển khai hướng dẫn các phường về công tác đánh giá tiếp cận pháp luật. Theo đó, việc đánh giá phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đảm bảo nguyên tắc dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch. Đây là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị, gắn với thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của địa phương. Kết quả xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là tiêu chí đánh giá phường đạt chuẩn đô thị văn minh; đảng bộ, chính quyền đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh”; là tiêu chí đánh giá thi đua, khen thưởng hằng năm của chính quyền cấp.
Nội dung triển khai đánh giá tiếp cận pháp luật gồm: Xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai, thực hiện phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, chính quyền các cấp và cơ quan, tổ chức, cá nhân; rà soát, đề ra giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế, cải thiện khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân tại cơ sở. Chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ, tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Thu Hà